kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh

Tuần thai thứ 21 và những thông tin bà bầu cần biết

Tuần thai thứ 21 bé có kích thước khoảng 28cm, nặng gần 450g và bắt đầu có hình dáng của trẻ sơ sinh, lúc này bụng của mẹ đã to hơn rất nhiều kèm theo là những hiện tượng thường gặp đối với phụ nữ mang thai như phù nề, mệt mỏi, đau đầu…

Tuần thai thứ 21: thai nhi phát triển những gì?

tuan thai thu 21 - Tuần thai thứ 21 và những thông tin bà bầu cần biết

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 21

– Ruột của thai nhi 21 tuần tuổi đã phát triển đủ để một lượng nhỏ các loại đường có thể hấp thu bằng cách nuốt vào và đi qua hệ tiêu hóa đến ruột già.

– Gan và lá lách của bé đã hoạt động, sản xuất các tế bào máu. Phát triển tủy xương để tham gia vào quá trình hình thành tế bào máu.

– Trong tuần thai thứ 21 mí mắt của bé đã hoàn thiện. Thai nhi di chuyển xung quanh và nuốt nước ối từ mẹ. Bé nuốt nước ối giúp đường tiêu hóa tiếp tục hoàn thiện.

Sự phát triển trong từng ngày của thai nhi tuần thứ 21.

Ngày thứ 141: Đường dây thần kinh phát triển mở rộng, trưởng thành hơn, thai nhi có thể kiểm soát tốt hơn các hành động của mình.

Ngày thứ 142: Móng tay đã hình thành và bắt đầu phát triển. Các móng tay lúc này chưa cứng.

Ngày thứ 143: Mí mắt của thai nhi vẫn đóng kín để bảo vệ đôi mắt phát triển. Bên trong não bộ, hình thành liên kết các giác quan tại những khu vực trong não có chức năng xử lý thông tin.

Ngày thứ 144: Nhịp tim của thai nhi đã đều đặn hơn trong tuần này.

Ngày thứ 145: Da của thai nhi đã rõ hơn và bắt đầu dự trữ chất béo dưới da.

Ngày thứ 146: Em bé phát triển dù mẹ đang di chuyển, hoạt động và ở mọi thời điểm.

Ngày thứ 147: Mắt thai nhi đang phát triển bên dưới mí mắt.

Tuần thai thứ 21: bà bầu có gì thay đổi?

tuan thai thu 21.jpg1  - Tuần thai thứ 21 và những thông tin bà bầu cần biết

Tuần thai thứ 21 cơ thể bà bầu có gì thay đổi

– Bước sang tuần thai thứ 21 bụng của bà bầu đã to và nhô lên trông thấy.

– Bàn tay mẹ bầu tuần 21, đôi lúc sẽ có cảm giác đang bị kim chích do hội chứng ống cổ tay (hội chứng đường hầm) nghẽn dịch quanh các dây thần kinh tại cổ tay, gây tác động lên các ngón tay cái và trỏ.

– Tuần thai 21, bà bầu xuất hiện chứng đau đầu, tuy không thường xuyên nhưng có dấu hiệu tăng dần. Nguyên nhân là do hoóc môn thai sản gây ra.

– Dịch âm đạo lúc này cũng ra nhiều hơn, thường lỏng, màu trắng hoặc trong và không mùi.

– Bà bầu sẽ có cảm giác gắn kết với thai nhi ngày càng rõ nét hơn.

– Mẹ bầu sẽ cảm thấy cẳng chân và bàn chân sưng lên vào cuối ngày.

– Da bà bầu lúc này sẽ rất nhờn và mụn mọc nhiều trên khuôn mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

– Do tăng cân nặng gây áp lực lên tử cung và khiến lưu lượng máu ngày càng tăng dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch ngày càng trầm trọng hơn.

Một số lời khuyên cho bà bầu trong tuần thai thứ 21.

– Bà bầu trong tuần thai thứ 21 hãy tập duỗi thẳng người trước khi đi ngủ.

– Tập thể dục thường xuyên giúp bà bầu giữ vóc dáng trong thời gian mang thai và làm giảm một số triệu chứng như giãn tĩnh mạch, tăng cân quá mức, và đau lưng,… Tuy nhiên, cần tránh một số động tác mạnh. Bởi vì dây chằng của mẹ bầu lúc này rất dễ bị tổn thương, gây nguy chấn thương cao.

– Kiểm tra tiền sản định kỳ hàng tháng, đi siêu âm và theo dõi thai nhi thường xuyên.

Nhài (t/h)

 

Cùng danh mục

Filed in: Mẹ và Bé